Khuynh Hướng Tư Nhân Trong Giáo Dục Đại Học Của Mỹ
Theo cuộc khảo sát, tuyệt đại đa số người Mỹ tin rằng chất lượng giáo dục đại học ở tiểu bang của họ ít nhất là tốt, phần lớn người tham gia cuộc khảo sát đánh giá chất lượng đó là rất tốt hoặc cực kỳ chất lượng.
KHUYNH HƯỚNG TƯ NHÂN
Mặc dù các trường cao đẳng cộng đồng được đánh giá thấp hơn, 42% những người trả lời vẫn nói rằng các trường cao đẳng cộng đồng trong tiểu bang của họ có chất lượng tốt hoặc cực kỳ tốt. Trong số phụ nữ, 49% bày tỏ sự tin cậy tuyệt đối đối với những trường hai năm, con số này ở nam giới là 36%. Trường cao đẳng cộng đồng không còn là một thứ “con ghẻ” mà đang tiến tới chỗ trở thành xu thế chủ đạo trong suy nghĩ của người Mỹ khi họ nghĩ về giáo dục đại học.
Về những trường đại học bốn năm, đại học tư tỏ ra có ưu thế hơn đại học công trong nhiều vấn đề, mặc dù sự thực là 8/10 sinh viên đại học đang học ở một trường công lập. Không chỉ là sự tin cậy nói chung đối với đại học tư cao hơn, mà khi được hỏi là chất lượng giáo dục ở trường công hoặc trường tư nơi nào tốt hơn, 41% người được hỏi đã trả lời là trường tư. 45% trả lời rằng nếu tiền bạc không phải là một cản ngại, họ muốn con mình được theo học ở trường tư hơn.
Các viên chức trong khu vực công đã vạch ra một kế hoạch ưu tiên cho các trường đại học tư trong việc mở rộng giả định rằng chi phí càng lớn thì chất lượng càng cao. “Các trường đại học công từ bản chất của mình phải tạo thuận lợi cho công chúng rộng rãi”, thống đốc bang Kentucky, Paul E.Patton, thành viên Đảng Dân chủ, người đưa giáo dục đại học vào ưu tiên hàng đầu trong chính sách quản lý của mình đã tuyên bố như vậy. “Nhiều trường tư có sự phân biệt đối xử, họ chỉ nhận vào trường những người có năng lực và tận tâm nhất mà thôi”.
Một số ít các nhà lãnh đạo trường đại học công có một hình dung khác về kết quả của cuộc khảo sát. Freeman A.Hrabowski, hiệu trưởng Trường Đại học Maryland chỉ ra rằng 38% những người trả lời trong cuộc khảo sát không nhận thức được sự khác nhau giữa chất lượng của trường công và trường tư. Nếu thêm vào 13% số người tin rằng trường công có một chất lượng giáo dục tốt hơn, bạn sẽ có một khái niệm rằng hơn nửa số người Mỹ tin rằng trường công tốt hơn, hoặc là chuyện này không thành vấn đề. Điều này cho thấy công chúng nghĩ rằng trường công trường tư gì thì cũng đều là số một.
Vùng miền địa lý cũng đóng một vai trò quan trọng trong cách nhận thức về chất lượng của những người tham gia trả lời trong cuộc khảo sát. Chẳng hạn, ở vùng Đông Bắc, nơi mật độ đại học tư cao nhất nước, 52% người được hỏi nói rằng họ muốn gửi con đến trường tư hơn là trường công, nếu không có vấn đề về tiền bạc. Con số này giảm xuống 42% ở miền Nam và 43% ở miền Tây.
Khi các nhà quản lý trường đại học và những người khác nghiên cứu câu trả lời của những câu hỏi trên, có người đặt vấn đề về ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc định hướng ý kiến của công chúng. Frank Newman, cựu chủ tịch Ủy ban Giáo dục Liên bang, nay là giám đốc một dự án nghiên cứu cấp nhà nước tại Đại học Brown về tương lai của giáo dục đại học, đã nhận xét: “Khi báo chí và ti vi nói về đại học tư, họ chỉ nói về các liên đoàn thể thao trình độ cao của các đại học ấy”. Những phương tiện truyền thông cũng góp phần khiến 53% người Mỹ tin rằng ngày nay khó được nhận vào học ở bậc đại học hơn so với cách đây một thập kỷ. Nhiều hiệu trưởng đại học cho là niềm tin này có nguồn gốc từ các báo cáo tin tức hàng năm về việc học sinh theo các lớp luyện thi để nâng cao điểm SAT (Scholastic Aptitude Test) hoặc nhiều gia đình thuê những nhà cố vấn giáo dục để giành được lợi thế trong quá trình nộp đơn xin vào đại học. Newman cho rằng rất nhiều những báo cáo kiểu như vậy tập trung vào việc học sinh đang ra sức tìm kiếm và xin học ở những trường đại học tư danh tiếng, nơi chỉ tuyển vào những người thực sự xuất sắc.
VẤN ĐỀ CHI PHÍ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trong lúc than phiền về các nhà báo, một phần vì những quan niệm sai của họ về giáo dục đại học, nhiều nhà lãnh đạo đại học đã khiến cho các phương tiện truyền thông tăng thêm uy tín vì những kết quả điều tra đáng ngạc nhiên về chi phí học đại học. Trong những năm cuối của thập kỷ 90, khi Quốc hội thành lập một ủy ban nhằm xem xét sự gia tăng học phí mau lẹ của các trường đại học, một loạt các cuộc khảo sát ý kiến công chúng do các trường đại học tiến hành đã phát hiện rằng người Mỹ trung bình đánh giá quá cao chi phí học đại học và đánh giá quá thấp giá trị của các nguồn trợ giúp tài chính cho sinh viên.
Nhưng theo kết quả khảo sát của Tạp chí Biên niên sử, nhiều người Mỹ xác định học phí tại trường công và trường tư một cách chính xác hơn so với cách đây vài năm. Chẳng hạn, khi được hỏi phải mất bao nhiêu tiền để theo học một trường công, bao gồm cả học phí, ăn ở, nhóm lớn nhất trong những người tham gia cuộc khảo sát ý kiến, 28%, đã trả lời từ 10,000 USD đến 15,000 USD hàng năm. Theo Hội đồng Đại học, năm nay chi phí theo học một trường công trung bình là 12,841 USD. Đối với trường tư, 29% người được hỏi trả lời chi phí đó là từ 20,000 đến 30,000 USD. Trong thực tế, con số đó của năm nay là 27,677 USD.
“Các bậc phụ huynh ngày nay tỏ ra hiểu biết hơn nhiều đối với chi phí học đại học”. Ralph Donnell, chủ tịch văn phòng hướng dẫn và tư vấn của trường trung học Clarkstown ở West Nyack, N.Y nhận định như vậy. “Do chi phí học đại học khá lớn, các bậc phụ huynh phải bắt đầu kế hoạch dành dụm tiền bạc cho con theo học đại học sớm hơn nhiều so với những người có con theo học đại học cách đây 10 hoặc 20 năm.”
Theo một số chuyên gia, ý kiến về việc ai nên chịu phần lớn nhất trong cái gánh nặng học phí đại học đã được đặt ra cách đây vài thập kỷ. Trong những năm 60, khi Quốc hội xây dựng lần đầu chương trình tài trợ và cho vay trong toàn quốc, và các tiểu bang bắt đầu sử dụng tiền thuế của dân cho các trường đại học công, phần lớn người Mỹ tin rằng nhà nước nên chi trả phần lớn chi phí đại học cho sinh viên.
Theo kết quả khảo sát, ngày nay gần hai phần ba người Mỹ cho rằng sinh viên và gia đình của họ nên chi trả phần lớn chi phí học đại học. Trong lúc nhiều người tham gia trả lời khảo sát muốn chính quyền liên bang và tiểu bang chi tiền nhiều hơn cho giáo dục đại học, chỉ 11% số người cho rằng chính quyền tiểu bang nên chi trả phần lớn chi phí học đại học cho người dân, 17% cho đó là trách nhiệm của nhà nước liên bang.
Một lần nữa, nơi sống của người tham gia cuộc khảo sát ý kiến là một nhân tố có ảnh hưởng tới câu trả lời của họ. Ở vùng Đông Bắc, nhóm đông người nhất, 24%, nói rằng nhà nước liên bang nên gánh chịu những chi phí chủ yếu; ở miền Nam và miền Tây, người ta cho rằng gia đình sinh viên phải trả hầu hết chi phí với tỉ lệ lần lượt là 28% và 31%.
THÔNG TIN MBA CỦA MỸ TẠI VIỆT NAM
[/kc_column_text][/kc_column][/kc_row]