[Project Management] Mô Hình Quản Lý Dự Án Phổ Biến 2022

Mô hình quản lý dự án được nhà đầu tư xem xét lựa chọn trên nhiều phương diện. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo các công trình, hoạt động kinh doanh hoàn thành đúng chuẩn.

Hiện nay tại Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội làm việc trong ngành này. Đối với người có kinh nghiệm, chuyên môn luôn được hưởng mức lương cao kèm chế độ đãi ngộ tốt. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình quản lý dự án

Yếu tố đầu tiên phải kể đến đó là tính chất chất dự án. Dựa trên đây, các nhà đầu tư có quyết định dùng mô hình quản lý dự án nào. Trước hết họ cần xác định rõ công trình, hoạt động sắp tới ở dạng mới, cải tạo hay mở rộng.

Riêng những loại mới yêu cầu khá cao về mô hình quản lý bởi tất cả đều tiến hành lần đầu. Mặc dù các dự đoán rủi ro, phương pháp dự phòng đã chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng. Tuy nhiên thực tế vẫn luôn tồn tại nhiều bất trắc khó có thể lường trước được.

Trường hợp dự án cải tạo hay mở rộng quy mô, yêu cầu mô hình quản lý dự án đơn giản hơn. Cả hai sẽ được điều hành dưới dạng đơn vị phụ thuộc.

Yếu tố thứ hai ảnh hưởng tới việc xác định mô hình chính là quan hệ sở hữu vốn. Nếu toàn bộ sử dụng nguồn tiền công, mô hình quản lý dự án sẽ theo dạng doanh nghiệp nhà nước.

Trường hợp vốn sử dụng từ đóng góp cổ phần, các cổ đông sẽ quyết định loại mô hình. Lý do triển khai như vậy nhằm đảm bảo lợi ích của từng nhà đầu tư và hiệu quả dự án.

4 mô hình quản lý dự án phổ biến hiện nay

Tùy đặc điểm, tính chất dự án doanh nghiệp, sẽ có các loại mô hình quản lý dự án tương ứng theo đó. Sau đây là các hình thức phổ biến gợi ý đến bạn cùng tham khảo.

1. Mô hình chủ đầu tư chọn người quản lý dự án

Với mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án sẽ có hai lựa chọn. Đầu tiên là hình thức sử dụng bộ máy điều hành có sẵn của mình. 

Theo đó, họ phải tự chịu trách nhiệm theo dõi, triển khai mọi hoạt động thuộc dự án. Để làm được việc này, ban quản lý cần có kiến thức đơn giản về kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn. Ngoài ra, họ còn phải có khả năng chịu trách nhiệm đảm trách nhiều dự án cùng lúc.

Trường hợp khi không có sẵn đội ngũ, chủ đầu tư chọn giao quyền cho tổ chức bên ngoài. Những đơn vị này cần đảm bảo năng lực chuyên môn. Đồng thời, họ chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình thực hiện dự án trước pháp luật.

2. Mô hình quản lý dự án theo hình thức chìa khóa trao tay

Tại mô hình chìa khóa trao tay, chủ đầu tư tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu. Đơn vị này sẽ tổng quản lý toàn bộ những công việc triển khai thuộc dự án. 

Trong đó bao gồm thiết kế, mua sắm vật tư cho đến khi công trình đưa vào khai thác sử dụng. Nhà thầu tổng sau đó có thể giao lại một phần khối lượng công việc đến các thầu phụ. 

Hình thức chìa khóa trao tay áp dụng cho các dự án có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Đối với những trường hợp khác muốn sử dụng mô hình này phải xin cấp phép từ Chính phủ. 

Thêm nữa, trong bản hợp đồng thỏa thuận cần ghi rõ các thông tin về dự án. Cụ thể gồm có: Thời gian thực hiện, tiêu chuẩn chất lượng, điều khoản thanh toán,… 

Sau khi nghiệm thu kết quả, chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện các phần còn lại trên hợp đồng. Và cuối cùng họ có thể bắt đầu sử dụng dự án đã hoàn thiện.

3. Loại mô hình quản lý theo chức năng bộ phận

Đây là hình thức chủ đầu tư không thành lập bất kỳ một ban quản lý dự án nào. Tất cả nhiệm vụ sẽ được giao lại cho các bộ phận chức năng. 

Những thành viên từ những phòng ban sẽ theo điều động đi triển khai dự án. Mỗi người chịu trách nhiệm về chuyên môn của mình. Hơn nữa họ có thể đồng thời tham gia nhiều dự án khác nhau.

Tuy nhiên việc dùng nhiều cán bộ, chuyên viên từ từng phòng ban lại dẫn đến vấn đề bất cập. Điều đó chính là chuyện các thành viên chỉ tập trung hoàn thành công việc của mình. Khi dự án phát sinh điều bất thường, hầu như không có ai ngay lập tức đứng ra giải quyết.

Do đó, nếu không kiểm soát, mô hình quản lý dự án này sẽ thực hiện sai yêu cầu của khách hàng. Điều này có thể dẫn tới tình trạng dự án bị kéo dài, kết quả không như mục tiêu ban đầu.

4. Mô hình quản lý dự án có ban chuyên trách

Với mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án, các thành viên sẽ tách khỏi phòng chuyên môn. Lúc này họ sẽ tham gia, tập trung hoàn toàn điều hành dự án theo đúng yêu cầu. Vì vậy khi có những biến động công việc có thể linh hoạt xử lý các tình huống.

Mỗi thành viên sẽ trực tiếp nhận sự chỉ đạo của chủ nhiệm dự án. Như vậy, họ đều có trách nhiệm hơn với những công việc chung. Do đó, thông tin liên lạc, hiệu quả triển khai cũng đạt được nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên với mô hình này, chủ đầu tư cần lưu ý tình trạng lãng phí nhân lực có thể xảy ra. Đặc biệt nhất khi một lúc thực hiện đồng thời nhiều dự án tại nhiều địa điểm khác nhau. Trường hợp này cần phân bổ hợp lý số lượng cán bộ ở mỗi điểm.

Nguồn: vuiapp

== MBA CỦA MỸ TẠI VIỆT NAM ==

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.