Nên Học Chứng Chỉ MBA Hay CFA?

Chứng chỉ MBA và CFA đã trở nên quen thuộc với những người làm việc trong lĩnh vực Tài Chính, hoặc những ai muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này. Để trở thành chuyên viên tài chính cấp cao, không chỉ cần tích lũy kinh nghiệm làm việc, mà còn cần có một số chứng chỉ chuyên môn về Tài Chính để tăng cường năng lực và giá trị bản thân. MBA và CFA là hai trong số rất nhiều văn bằng cung cấp kiến thức Tài Chính được so sánh và xem xét kỹ lưỡng bởi nhà tuyển dụng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết và phân biệt hai chứng chỉ này để chọn lựa đúng nhất cho bản thân.

Định nghĩa chứng chỉ MBA và CFA

Chứng chỉ MBA (Master of Business Administration) là một loại chứng chỉ cao cấp trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Chứng chỉ này tập trung vào các kỹ năng quản lý, lãnh đạo và chiến lược trong kinh doanh.

CFA (Chartered Financial Analyst) là một chứng chỉ chuyên môn về tài chính quốc tế được cấp bởi Hiệp hội nhà đầu tư tài chính (CFA Institute). Chứng chỉ này tập trung vào các kỹ năng phân tích tài chính, đầu tư và quản lý rủi ro trong các công ty tài chính và ngân hàng.

Chứng chỉ MBA và CFA
Chứng chỉ MBA và CFA

So sánh chứng chỉ MBA và CFA 

Chứng chỉ MBA Chứng chỉ CFA
Nội dung chương trình đào tạo Chương trình CFA được phân thành 3 Level: Level 1, Level 2, Level 3. Xuyên suốt chương trình 10 môn học chính, ở mỗi Level, các bạn vẫn sẽ được tiếp cận với 10 môn đó, tuy nhiên, độ khó từng môn sẽ tăng dần theo mỗi cấp độ:

  • CFA Level 1: cung cấp những khái niệm, kiến thức nền tảng cơ bản về lĩnh vực Tài Chính;
  • CFA Level 2: mức độ kiến thức sẽ nâng cao và chuyên sâu hơn về phân tích tài chính;
  • CFA Level 3: kết hợp những kiến thức và kỹ năng về quản lý các danh mục đầu tư và lên kế hoạch hiệu quả.
Chương trình đào tạo của chứng chỉ MBA sẽ chia ra làm hai nhóm: môn học bắt buộc và môn học tự chọn:

  • Nhóm môn bắt buộc: Kinh tế học, Kế toán, Tài chính, Marketing, Phân tích định lượng, Quản trị nhân lực, Kế hoạch chiến lược, Đạo đức kinh doanh, Quản lý hoạt động, Luật, Kết cấu công ty và quản lý tổ chức;
  • Nhóm các môn tự chọn: phụ thuộc vào nhu cầu học thực tế, người học sẽ được lựa chọn một số môn nhất định trong số những môn được tổ chức.  
Hệ thống môn học CFA có 10 môn học như sau:

  • Ethical & Professional Standards;
  • Quantitative Methods;
  • Economics;
  • Financial Statement Analysis;
  • Corporate Issuers;
  • Portfolio Management & Wealth Planning;
  • Equity Investments;
  • Fixed Income;
  • Derivatives;
  • Alternative Investments
Các môn học trong chương trình MBA không tập trung vào một lĩnh vực duy nhất mà rất đa dạng:

  • Tài chính
  • Nhân lực
  • Marketing
  • Công nghệ thông tin
  • Quản lý hoạt động
  • Kinh doanh quốc tế
Thời gian hoàn thành mỗi chứng chỉ Theo như nghiên cứu của viện CFA (CFA Institute), trung bình, một người sẽ phải dành ra 300 giờ để học xong 1 cấp độ của chứng chỉ CFA.

Như vậy, người học có thể mất khoảng 3 năm để hoàn thành việc học và thi chứng chỉ CFA.

Với chương trình MBA, một người sẽ phải dành ra khoảng 2 năm để hoàn thành toàn bộ chương trình học.
Chi phí học thi Theo như quy định mới về phí dự thi CFA, một ứng viên sẽ phải chi trả những khoản sau kể từ kỳ thi T2/2023

  • Phí mở tài khoản: 350$, đóng duy nhất 1 lần khi đăng ký thi level 1
  • Phí thi mỗi level: 900$ – 1200$ tùy thời điểm đóng.

(Lưu ý: Trên đây là phí dự thi chưa kể phí học tại các trung tâm)

Học phí chương trình MBA tại các khu vực như sau:

  • Phổ thông ở Việt Nam: 50 – 70 triệu đồng;
  • Chuẩn quốc tế tại Việt Nam: 200 – 300 triệu đồng;
  • Tại nước ngoài: tùy từng quốc gia sẽ giao động trong khoảng 450 – 600 triệu đồng
Tỷ lệ đỗ  Trung bình các năm gần đây tỷ lệ đỗ của các level như sau:

  • Level 1: 41%
  • Level 2: 44%
  • Level 3: 53%
  • MBA năm 1: 95%
  • MBA năm 2: 90%
Cơ hội việc làm  Người sở hữu chứng chỉ CFA sẽ có cơ hội trải nghiệm các vị trí công việc như:

  • Tư vấn tài chính;
  • Quản trị rủi ro;
  • Nhà quản lý danh mục đầu tư;
  • Nhà phân tích tài chính doanh nghiệp;
  • Khối nguồn vốn;
  • Quản lý quỹ;
  • Quản lý tài sản
  • Nhà phân tích ngân hàng đầu tư;
  • ….
Sau khi hoàn thành chương trình MBA, một thạc sĩ quản trị kinh doanh có thể đảm nhiệm các vị trí quản lý như ở các lĩnh vực như:

  • Công nghệ;
  • Năng lượng;
  • Sản phẩm tiêu dùng; 
  • Dịch vụ tài chính;
  • Phương tiện truyền thông/thể thao/giải trí;
Mức lương trung bình Theo Salary Expert, một người sở hữu chứng chỉ CFA sẽ có mức lương trung bình từ 366.357.299 VND/năm – 644.429.240 VND/năm tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm làm việc Một Thạc sĩ quản trị kinh doanh có thể làm việc với mức lương trung bình vào khoảng 81.350$/ năm
Điều kiện để hoàn thành chứng chỉ Để được cấp văn bằng CFA, bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Vượt qua kỳ thi CFA 3 Level;
  • Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại các vị trí có liên quan đến lĩnh vực Tài Chính;
  • Đáp ứng được những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và gửi giấy giới thiệu cũng như đơn đăng ký trở thành thành viên của hiệp hội CFA.

Sau khi được chấp thuận, bạn sẽ chính thức mang danh hiệu CFA Charterholder.

Để được công nhận trở thành thạc sĩ quản trị kinh doanh, bạn cần đáp ứng những tiêu chí sau:

  • Đã có bằng cử nhân của ngành theo học trước đó;
  • Có trường đào tạo MBA yêu cầu phải tích lũy được ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bất kỳ trước khi tham gia học MBA;
  • Đã có chứng chỉ TOEFL hoặc IELTS;
  • Một số trường đào tạo có yêu cầu phải tham dự kỳ thi GMAT;
  • Học đủ tổng số tín là 48, trong đó phải có 18 tín chuyên ngành.
Phạm vi công nhận CFA được công nhận trên toàn thế giới, tại tất cả các quốc gia thành viên MBA còn phụ thuộc vào danh tiếng trường đại học đã đào tạo để đánh giá.

Kết luận: Nên học chứng chỉ nào? 

Việc nên học chứng chỉ MBA hay CFA phụ thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp và sự phù hợp của từng chứng chỉ với nhu cầu của bạn.

Chứng chỉ CFA
Chứng chỉ CFA

Nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực quản lý và doanh nghiệp, chứng chỉ MBA là sự lựa chọn tốt. Chứng chỉ MBA cung cấp cho bạn kiến ​​thức quản lý và kinh doanh tổng thể, từ chiến lược đến tài chính, marketing, nhân sự, quản trị rủi ro và quản lý chung. Nếu bạn đang quan tâm đến các vấn đề chiến lược và quản lý doanh nghiệp, chứng chỉ MBA sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các khía cạnh này của doanh nghiệp.

Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực tài chính và muốn trở thành một chuyên gia tài chính, chứng chỉ CFA là sự lựa chọn tốt. Chứng chỉ CFA cung cấp cho bạn kiến thức và kỹ năng về phân tích đầu tư, quản lý rủi ro, quản lý danh mục và các kỹ năng phân tích tài chính cần thiết cho các công việc trong lĩnh vực tài chính.

Tóm lại, việc lựa chọn giữa chứng chỉ MBA và CFA phụ thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp và sự phù hợp của từng chứng chỉ với nhu cầu của bạn. Nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực quản lý và doanh nghiệp, chứng chỉ MBA là sự lựa chọn tốt. Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực tài chính và muốn trở thành một chuyên gia tài chính, chứng chỉ CFA là sự lựa chọn tốt.

HỌC MBA ƯU ĐÃI 40% HỌC PHÍ

2 thoughts on “Nên Học Chứng Chỉ MBA Hay CFA? 

  1. Pingback: Những Điều Chưa Biết Về Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Online

  2. Pingback: Bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh: nâng cao chuyên môn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.