10 ảo tưởng tai hại cần tránh sau khi sở hữu tấm bằng MBA

Phần lớn chúng ta đều khẳng định rằng chương trình thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA) sẽ giúp tăng thu nhập lên ngưỡng cao nhất. Thực tế không phải vậy.

Người ta thường nói rằng tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm người có bằng đại học chỉ ở mức khoảng 4% còn tỷ lệ này trong nhóm chỉ tốt nghiệp trung học lên đến 14%.

Xã hội cũng thường quan niệm rằng nếu có học vấn cao hơn, mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Vậy nếu bạn đủ thông minh để học hết đại học, bạn sẽ còn giỏi giang hơn nữa nếu học cao lên.

Có rất nhiều chương trình sau đại học mà bạn có thể tham gia, thế nhưng phần lớn chúng ta đều khẳng định rằng chương trình Thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA) sẽ giúp tăng thu nhập lên ngưỡng cao nhất. Thế nhưng liệu cái ta nhận lại sau khi học MBA có xứng đáng không?

Eric Jackson, phóng viên của Forbes nói “Tôi đã hoàn thành chương trình MBA tại trường kinh doanh danh tiếng Columbia Business School và tôi hết sức hài lòng với trường, giáo sư cũng như bạn bè học cùng. Thế nhưng có rất nhiều điều nguy hiểm mà người ta có thể dậy dỗ sinh viên trong chương trình MBA”

1 – Bạn là tất cả. Rất nhiều sinh viên học MBA nghĩ rằng họ là tất cả một khi họ được nhận vào trường kinh doanh. Đến khi họ tốt nghiệp, họ còn nghĩ mình hơn thế, họ nghĩ mình sẽ kiếm ngay được công việc xứng đáng sau khi ra trường. Thế nhưng kinh nghiệm từ 10 năm sau ngày tốt nghiệp MBA của tôi cho thấy công việc sau khi tốt nghiệp của người học MBA cũng chẳng hơn gì công việc trong thư viện. Người đó sẽ phải làm việc với hàng đống giấy tờ. Ý kiến của bạn cũng sẽ chẳng được tôn trọng bởi bất kỳ ai có chức vụ trong công ty. Đừng nản lòng, hãy cố gắng và bạn sẽ có cơ hội để thể hiện mình.

2 – Bạn là người giỏi nhất. Tôi vẫn còn nhớ người ta đã nói với mình như vậy không lâu sau khi tôi vào trường kinh doanh, tôi không nhớ người ấy là hiệu trưởng hay sinh viên cùng khóa. Thế nhưng cũng giống như điều 1, bạn vẫn chẳng là cái gì cả. Ai cũng ghét kẻ tốt nghiệp MBA kiêu ngạo, đặc biệt khi họ không nắm được nhiều điểm quan trọng trong văn hóa làm việc của công ty. Nếu bạn chẳng là ai, hãy chấp nhận thực tế để cố gắng.

3 – Bạn đã đầu tư đúng đắn. Rất nhiều người xòe ra cho tôi xem bằng chứng cho thấy họ kiếm đủ tiền bù lại cho thu nhập bị hao hụt trong 2 năm đi học MBA chỉ trong thời gian ngắn. Họ khẳng định việc đi học MBA có thể coi như khoản đầu tư hiệu quả. Tôi lại nghĩ rằng nếu bạn muốn học, bạn sẽ học được rất nhiều từ 2 năm đi làm. Chưa kể sẽ có rất nhiều người chẳng bao giờ bỏ việc và trên thực tế trong cuộc đời của họ, họ kiếm được nhiều tiền hơn so với người học MBA. Không ít người vẫn chẳng hiểu thực sự họ muốn làm cái gì trong suốt 2 năm sau khi tốt nghiệp MBA. Thực ra chẳng có gì khác thường cả. Chỉ đơn giản đừng cố nghĩ rằng bạn đang đầu tư cho chính mình khi bạn không hiểu mình nên làm gì với quãng thời gian còn lại trong đời.

4 – Bạn thông minh hơn so với người bình thường. Nhiều người học MBA nghĩ rằng họ thông minh. Sau khi cạnh tranh gay gắt để vào được trường kinh doanh, họ tin họ quá giỏi mới vào được đến đây. Trong kinh doanh, nhìn chung ai cũng thông minh về mặt này hay mặt khác. Nếu bạn cố gắng thể hiện mình quá nhiều, đồng nghiệp sẽ tìm cơ hội để làm cho bạn mất mặt. Đừng tạo ra kẻ thù không cần thiết.

5 – Bạn sẽ có khả năng kinh doanh tốt hơn. Khi tôi gặp người học từ trường kinh doanh ra, họ thường nhấn mạnh đến khả năng làm doanh nhân của họ. Đừng ảo tưởng. Bạn học bằng Thạc sỹ quản trị kinh doanh. Như vậy bạn có thể có khả năng tổ chức công việc tốt hơn. Thế nhưng không phải bạn đã nắm được mọi bí quyết hay đủ điên rồ để tự khởi nghiệp như một doanh nhân thực thụ.

6 – Bạn đã có đủ công cụ cần thiết để làm việc và kinh doanh trên thế giới này. Người học bằng MBA thường thích các công cụ. Họ muốn phân tích mọi thứ cho đến cùng. Họ được biết đến cực kỳ nhiều công cụ, đặc biệt trong năm thứ 2 của chương trình MBA: phân tích SWOT, phân tích ngành. Tất nhiên mọi thứ đều tốt thế nhưng chẳng có công cụ nào giúp đảm bảo cho mọi thứ và chắc chắn không thể thay thế cho khả năng xét đoán chính xác trong kinh doanh. Chẳng trường lớp nào dậy được khả năng này.

7 – Bạn hoàn toàn ổn nếu bạn đã học qua lớp về đạo đức. Sau vụ bê bối Worldcom, Enron và Parmalat, khủng hoảng niềm tin vào các trường kinh doanh đã trở nên căng thẳng. Jeff Skilling, cựu chủ tịch tập đoàn năng lượng Enron, từng học MBA tại trường Harvard. Rất nhiều công ty thành công có quản lý tốt nghiệp MBA ra. Trong 2 năm học tại trường kinh doanh, sinh viên phải học môn đạo đức. Giáo sư giảng dậy hy vọng các môn học này sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Nếu có một Jeff Skilling trong đội ngũ họ từng đào tạo ra, họ sẽ nói: “Chúng tôi đã cho anh ấy học môn đạo đức, mọi chuyện nằm ngoài tầm với của chúng tôi.” Sự thực là “táo thối mãi là táo thối”. Sẽ tốt hơn nếu các trường kinh doanh bỏ hẳn môn đạo đức hay điều chỉnh lại chương trình.

8 – Làm việc theo nhóm giúp bạn làm việc nhóm tốt hơn. Tất cả các trường kinh doanh đều nhấn mạnh rằng họ không muốn sinh viên chỉ “học vẹt”. Họ tin vào việc học thông qua hoạt động hay buộc sinh viên học theo nhóm. Vậy việc ép sinh viên phải làm việc theo nhóm thật tốt sau 2 năm liệu có hợp lý? Hoàn toàn sai lầm. Những trải nghiệm trên chỉ giúp bạn khi làm chính trị, thu hẹp đội ngũ … Sẽ chẳng có nhiều đồng đội sau khi làm việc nhóm

9 – Bạn nên ghi chữ MBA sau tên của bạn trên danh thiếp. Đừng làm vậy.

10 – Học xong MBA, bạn có khả năng giao tiếp cực tốt. Khi tham gia chương trình MBA, bạn có rất nhiều cơ hội để thể hiện mình. Thế nhưng bạn đã bao giờ lắng nghe bài thuyết trình của các chuyên gia trên CNBC hay Bloomberg? Học MBA không đồng nghĩa bạn sẽ có khả năng hùng biện siêu đẳng. Bất kỳ cái gì cũng cần phải luyện tập. Bạn phải luôn cố gắng cải thiện bản thân mình nếu muốn thành công.

Tác giả bài viết là Eric Jackson, phóng viên của Forbes.

MBA MỸ TẠI VIỆT NAM

[/kc_column_text][/kc_column][/kc_row]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.