Đây là môn học có mối liên hệ rất rộng trong các lĩnh vực. Cùng CSU điểm qua nhé:

• Trong Marketing, EFM liên quan đến nhu cầu, co giãn của cầu theo giá.
• Trong Thị trường Tài chính, EFM chính là việc lập kế hoạch vốn, phân tích hòa vốn, giá trị kinh tế gia tăng (economic value added).
• Trong Khoa học Quản trị, EFM đóng vai trò là các quy hoạch tuyến tính, phân tích hồi quy, dự báo kinh tế…
• Trong Quản trị Chiến lược, EFM đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại cạnh tranh, phân tích cấu trúc, đánh giá hiệu quả kinh doanh. Việc xem xét các hình thái kinh doanh khác nhau sẽ cho ra các quyết định quản trị tốt hơn.
• Trong Kế toán Quản trị, EFM sẽ gồm nhiều công tác, trong đó có việc tính toán các chi phí liên quan, phân tích gia tăng, chi phí cơ hội…

EFM và việc ra quyết định

Các kiến thức nền tảng về EFM đặc biệt quan trọng trong việc ra quyết định quản trị. Các quyết định này bao gồm quyết định từ tầm xa, có tính chung chung đến các quyết định cụ thể nhất có liên quan đến các loại hình quản trị như đã thấy ở phần trên.

Hầu hết các quyết định kinh doanh đều có thể ứng dụng EFM, quan trọng nhất phải kể đến:

• Phân tích rủi ro: phân tích và quản lý toàn bộ các rủi ro có thể có trong quá trình kinh doanh.
• Phân tích sản phẩm: bao gồm tất cả các nhân tố liên quan đến sản phẩm.
• Xác lập ngân sách: phân tích và xác lập ngân sách ban đầu cũng như quản trị quá trình sau đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.