Nâng cao kỹ năng cho nhân viên là chiến lược ưu tiên hàng đầu

Trong bối cảnh toàn cầu đang chứng kiến “cuộc di cư vĩ đại” hay “làn sóng từ chức vĩ đại”, thì việc nhân viên được trang bị thêm kỹ năng còn trở nên cấp thiết hơn.

Một trong những cách tốt nhất để giữ chân nhân viên qua mọi thời kỳ: Cung cấp cho họ những kỹ năng cần thiết để thành công ở bất cứ nơi đâu.

Trong giai đoạn khi nền kinh tế suy thoái và những làn sóng nhân viên bỏ việc ở khắp mọi tổ chức trên toàn thế giới, những doanh nghiệp thông minh đang ngày càng đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao kỹ năng (upskilling), xem đó như là một công cụ để giữ chân và tăng cường mức độ gắn bó của lực lượng lao động nói chung.

Theo một cuộc khảo sát gần đây nhất của Amdocs, 90% số người được hỏi (1000 người lao động tại Mỹ) coi các chương trình đào tạo và nâng cao kỹ năng là một đặc điểm quan trọng của các nhà tuyển dụng tiềm năng. Đối với các nhân sự làm việc trong lĩnh vực công nghệ, con số này tăng vọt lên mức 98%.

Ông Jonathan Naymark, Tổng giám đốc của Codecademy for Business, một nền tảng đào tạo kỹ thuật B2B, cho biết: “Bằng cách đầu tư vào các hoạt động đào tạo nhân viên, các doanh nghiệp vừa có thể giúp nhân viên tiến bộ hơn trong sự nghiệp của họ vừa khó để mất họ vào tay của đối thủ hơn.”

Dưới đây là một số cách doanh nghiệp có thể tham khảo để thúc đẩy quá trình học hỏi và sự phát triển không ngừng của nhân viên.

Thích nghi với việc những nhân viên hiện tại cũng cần phải “học việc” hay có thể được đào tạo tại chỗ.

Nếu doanh nghiệp khó hoặc không thể tìm thấy những người lao động có các kỹ năng mà họ đang tìm kiếm, đã đến lúc họ nên đào tạo tại chỗ: Tích hợp những cơ hội học tập (có thể nhân viên phải trả phí) trong doanh nghiệp.

Trong khi việc học tập tại chỗ hay học việc trước đây chủ yếu được sử dụng cho những nhân viên mới vào doanh nghiệp (tương tự như thực tập sinh hay internships), ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng cách tiếp cận này cho cả những viên vốn đã làm việc chính thức tại doanh nghiệp.

Bà Jennifer Carlson, CEO của công ty đào tạo B2B Apprenti có trụ sở tại Mỹ, nói rằng trong khoảng thời gian vừa qua, số lượng doanh nghiệp sử dụng hình thức học việc để đào tạo lại kỹ năng cho nhân viên đã tăng trưởng với mức rất đáng kể.

Khoảng 20% các công ty hợp tác với Apprenti để triển khai các khóa học việc của riêng họ sử dụng các chương trình để đào tạo lại kỹ năng cho nhân viên, tăng từ mức chỉ khoảng 5% trước đại dịch.

Mặc dù những nhân viên được đào tạo cuối cùng có thể rời doanh nghiệp để gia nhập vào một doanh nghiệp khác, nhiều chuyên gia cho rằng đây là một rủi ro “có thể chấp nhận được” và mặt khác, những nhân viên này vẫn có xu hướng ở lại doanh nghiệp lâu hơn so với các nhân viên khác (không được đào tạo).

Tạo ra những con đường mới để tăng trưởng thông qua sự thúc đẩy của giáo dục.

Một cách khác để đảm bảo nhân viên ở lại doanh nghiệp lâu hơn và gắn bó hơn đó là: Đầu tư vào việc học tập liên tục. Đây cũng là mục đích chính của nền tảng Teams+ được ra mắt gần đây của Codecademy, nền tảng cho phép các doanh nghiệp tùy chỉnh các khóa đào tạo sao cho phù hợp với nhân viên của họ.

Mặc dù những chương trình đào tạo này có thể tạo ra những bước chuyển mình quan trọng cho cả nhân viên lẫn doanh nghiệp, người sử dụng lao động không nhất thiết phải coi đào tạo và giáo dục như là một phương tiện để đạt được một mục đích cụ thể nào đó.

Thay vào đó, doanh nghiệp nên bắt đầu nghĩ về giáo dục như là một phần của hành trình phát triển và giữ chân nhân viên, nó là chất xúc tác để làm cho mối quan hệ giữa nhân viên với doanh nghiệp trở nên bền chặt hơn.

Một lợi ích khác của việc học tập liên tục đó là nó có thể ngăn chặn sự nhàm chán trong nhân viên, vì người lao động có thể triển khai và áp dụng các kỹ năng mới thay vì cứ mãi lòng vòng với các công việc hay kỹ năng cũ.

Đừng khiến cho việc học tập trở thành các bài tập về nhà tẻ nhạt.

Nhân viên của bạn về cơ bản luôn muốn nâng cao kỹ năng của họ để họ có thể tiến bộ hơn trong sự nghiệp của mình, tuy nhiên, điều quan trọng là việc nâng cao các kỹ năng không giống như các công việc làm thêm hay tăng ca ngoài giờ.

Bà Celia Dorr, giám đốc nhân sự của Contentsquare, một công ty chuyên về phân tích trải nghiệm số cho biết việc thúc đẩy các lựa chọn giáo dục là rất quan trọng. Trong năm qua, Contentsquare đã hợp tác với LinkedIn Learning, một nền tảng giáo dục mà nhân viên có thể truy cập và học trực tiếp qua video.

Dù cho bạn chọn nền tảng nào, các nhà lãnh đạo nên yêu cầu nhân viên nhắm đến các mục tiêu nghề nghiệp cụ thể của họ và giúp họ hiểu các loại kỹ năng nào có thể giúp họ đạt được các mục tiêu đó.

Suy cho cùng, tất cả các hoạt động này của doanh nghiệp đều nhằm nỗ lực tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp “bền vững” thông qua giáo dục, nhân viên nên được coi là tài sản của doanh nghiệp và hiển nhiên khi bạn đầu tư vào tài sản, chúng trở nên có giá trị hơn.

MBA CỦA MỸ TẠI VIỆT NAM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.