7 chỉ số quan trọng hàng đầu trong việc quản trị tài chính

Không có một công thức chung nhất hay một quy chuẩn hoàn hảo cho công việc quản trị tài chính. Điều đó có nghĩa, có rất nhiều phương thức để người chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng cân đo, đong đếm và tối ưu dòng tiền của mình một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, để dễ dàng và tiện lợi hơn cho các doanh chủ, nhất là với những doanh chủ mới, dưới đây là 7 chỉ số quan trọng trong việc quản trị tài chính.

Dù ở giai đoạn nào đi chăng nữa, thì tầm quan trọng của 7 chỉ số sau vẫn luôn bất biến trong việc định hình chiến lược vận hành và phát triển doanh nghiệp.

Burn Rate

Thuật ngữ này thường được áp dụng cho các công ty Startup hoặc các công ty được vận hành bằng dòng vốn của nhà đầu tư.

Nói một cách dễ hiểu, Burn Rate là chỉ số “đốt tiền” của doanh nghiệp trong việc chi tiêu và thiết lập ở giai đoạn đầu trước khi tạo ra lợi nhuận.

Thông thường, việc chấp nhận chịu lỗ trong khoảng thời gian đầu để đầu tư là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sẽ thật không hay chút nào nếu như chỉ số này cứ duy trì ở mức âm trong một thời gian dài.

Nhà đầu tư sẽ đặt câu hỏi, tệ hơn là nghi ngờ về tính khả thi và tiềm năng phát triển của dự án và trên hết là tính hiệu quả của dòng tiền. Vì thế, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, doanh chủ cần luôn có một kế hoạch chi tiêu và sử dụng đồng tiền một cách hợp lý và tối ưu nhất để sớm tạo ra dòng tiền dương cho công ty.

Tiền mặt tồn quỹ (Cash on hand)

Trong quản trị tài chính doanh nghiệp, việc cân đối trong việc sử dụng tiền mặt là việc quan trọng tối ưu khi đóng vai trò là dòng tiền ngắn hạn, giúp vận hành ổn định công ty trong một khoảng thời gian ngắn.

Ngoài ra, tiền mặt còn đóng vai trò như nguồn tiền khẩn cấp cho doanh nghiệp để xoay sở trong những giai đoạn thử thách.

Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention Rate)

Sẽ thật tuyệt vời khi chúng ta có thể bán được sản phẩm cho 100 khách hàng ngay khi doanh nghiệp vừa đi vào hoạt động. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ tuyệt vời hơn bao giờ hết khi bạn có thể khiến cho 100 khách hàng này trở thành khách hàng trung thành bằng việc duy trì sử dụng dịch vụ – sản phẩm của bạn nhiều lần về lâu dài.

Vì thế, hãy giữ chân khách hàng bằng mọi giá trong mọi khía cạnh, từ sản phẩm đến chính sách chăm sóc và hậu mãi thật tốt. Đây chính là chìa khóa giúp doanh chủ tối ưu được tỷ lệ giữ chân khách hàng, qua đó góp phần thúc đẩy doanh số cho công ty.

Chi phí sở hữu khách hàng (Customer Acquisition Cost)

Mọi chỉ số từ khoảng thời gian doanh nghiệp tiếp cận, tư vấn cho đến khi khách hàng sử dụng dịch vụ sản phẩm của công ty, đều được quy về chi phí sở hữu khách hàng của doanh nghiệp. Nói một cách khác, đây còn được ví von như chi phí đầu tư vào cơ hội.

Bên cạnh tỷ lệ giữ chân khách hàng, đây cũng là chỉ số quan trọng mà doanh nghiệp cần chú trọng cân bằng, nhằm tối ưu tỷ lệ đầu tư về nguồn lực, thời gian qua đó đảm bảo được tính hiệu quả đầu ra.

Thời gian thu hồi tiền nợ (Daily Sales Outstanding)

Chỉ số này được tính dựa trên số ngày trung bình mà công ty cần để thu tiền lại tiền sau khi bán được hàng. Chỉ số DSO càng thấp chứng tỏ công ty thu hồi được tiền khách còn nợ càng nhanh, và ngược lại.

Quản trị hiệu quả chỉ số này sẽ giúp công ty cân bằng và duy trì được mức tiền mặt tồn quỹ, qua đó sử dụng cho việc tái đầu tư sản xuất hoặc dự phòng.

Chỉ số tăng trưởng (Growth Rate)

Không có một chỉ số nào có thể trực quan hơn trong việc chứng minh năng lực và tiềm lực phát triển của công ty bằng chỉ số tăng trưởng. Đây không chỉ đơn thuần là bức tranh phản ánh được quá trình phát triển của tổ chức – con người mà còn là nguồn động lực thúc đẩy mọi người tạo ra những đột phá mới trong công việc kinh doanh.

Đồng thời, chỉ số tăng trưởng còn là cơ sở để nhà đầu tư và cổ đông xem xét và quyết định trong việc “rót tiền” cho doanh nghiệp.

Biên độ lợi nhuận gộp (Gross Margin)

Sau một khoảng thời gian “chịu đấm chịu lỗ” thời gian đầu, biên độ lợi nhuận chính là ánh sáng và là tín hiệu đáng mừng cho những thành công sơ khởi của doanh nghiệp trên thương trường.

Biên lợi nhuận gộp cao đồng nghĩa với khả năng sinh lợi của công ty càng tốt. Càng lời thì công ty càng có lợi – nhân sự có lợi vì họ cảm nhận được những cống hiến của mình cuối cùng cũng được đền đáp, cổ đông có lợi vì họ thấy được lợi ích về tài chính của mình trong thương vụ đầu tư.

MBA CỦA MỸ TẠI VIỆT NAM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.