Thời gian tới, những người đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 sẽ được tham gia dần vào các hoạt động xã hội. “Bình thường mới” trong giai đoạn dịch bệnh lây nhiễm cộng đồng nhưng đã được bảo vệ cơ bản bằng vắc-xin sẽ có nhiều khác biệt so với “bình thường mới” ngày xưa, khi số ca chỉ lẻ tẻ nhưng đa số người dân chưa được tiêm chủng.

 

Đi làm lại trong “bình thường mới”, ngoài “thẻ xanh”, “thẻ vàng” vắc-xin, cũng cần phải tuân thủ theo quy định của nơi mình đến làm việc. Ví dụ chích 2 mũi được ngồi chỗ nào, chích 1 mũi thì ngồi ở đâu? Chích 2 mũi thì được tiếp xúc với ai, chích 1 mũi thì tiếp xúc với ai, F0 khỏi bệnh thì được tiếp xúc với ai.

Để người lao động thực hiện những điều đó, tất nhiên các cơ quan, đơn vị, công ty, xí nghiệp… khi hoạt động lại cũng phải chuẩn bị từ trước các phương án phù hợp. Mục tiêu của việc “phân vùng” tiếp xúc này là để bảo vệ những người có nguy cơ, chưa tiêm đủ 2 mũi.

Vì trong một căn phòng toàn “thẻ xanh”, nếu lỡ mầm bệnh có lây, thì cũng khó có ai bệnh nặng. Nhưng nếu lọt vào đó một người chưa tiêm chủng đủ, mà lại có bệnh nền, cao tuổi, có thai… thì sẽ nguy hiểm cho họ. Ngay cả người đã tiêm chủng đủ mà thuộc đối tượng nguy cơ cũng nên cẩn thận trong giai đoạn này.

Các cơ quan, đơn vị cũng cần có hướng dẫn cụ thể cho khách hàng, người đến liên hệ công tác: ai tiêm chủng 1 mũi, 2 mũi thì được làm gì, vào những phòng nào, phòng có bao nhiêu người.

Tất cả các hướng dẫn, quy định này nhằm mục tiêu chính là giảm bớt sự lây lan và bảo vệ những đối tượng nguy cơ. Ngoài ra, các biện pháp phòng bệnh cơ bản không gây ảnh hưởng đến kinh tế vẫn nên được duy trì: khẩu trang, rửa tay, giữ môi trường thông thoáng…

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM)

HỌC MBA CHO NGƯỜI ĐI LÀM CỦA MỸ TẠI VIỆT NAM

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.