Ngày 9/4, Tổng thống Mỹ đã công bố đề xuất ngân sách chi tiêu năm 2022 trị giá hơn 1.500 tỷ USD, trong đó hơn một nửa dành cho an sinh xã hội, giáo dục và y tế.

 

 

Đề xuất ngân sách chi tiêu năm 2022 của Tổng thống Joe Biden cho thấy sự khác biệt lớn so với chính sách của người tiền nhiệm.

Theo đó, kế hoạch chi tiêu ngân sách năm tài khóa 2022 bao gồm 769,4 tỷ USD cho các chương trình phi quốc phòng, cao hơn so với mức 753 tỷ USD dành cho chi tiêu quốc phòng và an ninh quốc gia, lĩnh vực vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên và tăng mạnh ngân sách.

Chính quyền Tổng thống Biden mô tả việc tăng chi tiêu phi quốc phòng là cần thiết nhằm hỗ trợ nước Mỹ hồi phục sau COVID-19 và kiến tạo một nền kinh tế công bằng hơn trong những năm tiếp theo.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho hay đề xuất của tổng thống tạo sự công bằng cho xã hội Mỹ, đồng thời phân bổ nguồn vốn tới những nơi thường khó tiếp cận và tạo thuận lợi hơn cho quá trình đóng thuế đối với hàng triệu người dân Mỹ.

Theo đề xuất trên, trong năm tài khóa 2022, bắt đầu từ tháng 10/2021 kéo dài đến 9/2022, ngân sách cho Cơ quan dịch vụ nhân sinh và y tế Mỹ là 133,7 tỷ USD, tăng 23% so với năm tài khóa hiện nay.

Trong khi đó, Bộ Giáo dục cũng sẽ nhận được khoản ngân sách là 102,8 tỷ USD cao hơn 40,8% so năm trước.

Tổng thống Biden cũng đề xuất tăng ngân sách hoạt động hơn 10%, lên mức 13,3 tỷ USD, cho Cơ quan thuế vụ (IRS) thuộc Bộ Tài chính Mỹ, nhằm giúp đơn vị này cải thiện dịch vụ và nâng cao hoạt động giám sát các tập đoàn và doanh thu của họ.

Điều này cho thấy ông Biden đẩy mạnh kế hoạch tăng thuế doanh nghiệp, tăng chi cho các chính sách an sinh xã hội và y tế. 

Đề xuất ngân sách chi tiêu của ông Biden còn dành 36,5 tỷ USD cho các trường học của người nghèo, 6,5 tỷ USD cho hoạt động nghiên cứu y tế liên bang và 10,7 tỷ USD nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng thuốc gây nghiện opioid.

Theo tính toán của bà Shalanda D. Young, quyền Giám đốc Văn phòng quản lý và ngân sách Mỹ, mức tăng gần 16% trong chi tiêu phi quốc phòng sẽ chiếm 3,3% GDP nước này, gần bằng với mức trung bình trong 3 thập kỷ qua.

Liên quan đến ngân sách chi tiêu quốc phòng, 715 tỷ USD được phân bổ cho ngân sách của Bộ Quốc phòng Mỹ, mức tăng khiêm tốn so với 704 tỷ USD của năm tài khóa hiện nay.

Kế hoạch chi tiêu của ông Biden cũng chú trọng việc mở rộng hoạt động hạm đội Hải quân, trợ các chương trình hiện đại hóa hạt nhân, hỗ trợ nỗ lực lập kế hoạch và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với các cơ sở của Bộ Quốc phòng và đầu tư vào nghiên cứu phát triển năng lượng.

Trong kế hoạch ngân sách quốc phòng, ông Biden dành gần 107 tỷ USD cho việc mua vũ khí, phát triển và nghiên cứu liên quan đến quốc phòng, mức chi lớn nhất từ trước tới nay.

Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ cũng chú trọng đến phát triển ô tô tự lái, vi điện tử, trí tuệ nhân tạo và tên lửa siêu thanh.

Tuy nhiên, đề xuất ngân sách chi tiêu của ông Biden đã nhận những ý kiến trái chiều. Nghị sĩ đảng Dân chủ Ro Khanna của bang California, thành viên Ủy ban quân vụ Hạ viện, cho rằng đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng cho Lầu Năm Góc của ông Biden là “đáng thất vọng và không nên đổ tiền vào các dự án gây lãng phí”.

Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell  cùng một số Thượng nghị sĩ khác mô tả kế hoạch chi tiêu của Tổng thống Biden là “tín hiệu xấu” đối với các đối thủ, thậm chí là không đủ nếu tính lạm phát

MBA CỦA MỸ TẠI VIỆT NAM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.