Quản trị quan hệ với đối tác là gì?
Quản trị quan hệ với đối tác là quá trình theo dõi và duy trì các mối quan hệ hợp tác một cách hiệu quả, năng suất và hài hoà.
Nó có thể không được thực hiện quá trang trọng thông qua các phương tiện trao đổi như điện thoại, email, mạng xã hội hay các chuyến thăm chính thức, các văn bản hợp đồng được thỏa thuận, ký kết.
Điều quan trọng ở đây là sự đầu tư thời gian của bạn và nguồn nhân lực để duy trì mối quan hệ với đối tác. Bạn liên lạc thường xuyên với đối tác và cả hai đều có cơ hội đánh giá mọi thứ đang diễn ra như thế nào.
Tầm quan trọng của việc quản trị quan hệ đối tác
Việc đảm bảo quản trị quan hệ với đối tác tốt sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp và ngược lại, nó có thể mang đến những rủi ro không đáng có. Cụ thể:
- Một mối quan hệ tốt với đối tác hiệu quả, bản thân quan hệ đối tác sẽ bổ sung nhiều lợi ích về các nguồn tiềm lực, tài năng, chuyên môn quan trọng giúp doanh nghiệp đi lên, phát triển và cạnh tranh được trên thương trường. Ngược lại, mối quan hệ không tốt sẽ khiến doanh nghiệp mất thời gian, tiền bạc và gặp nhiều rủi ro.
- Duy trì quan hệ đối tác hiệu quả là điều quan trọng để đảm bảo rằng mục tiêu luôn đi đúng hướng. Sự thành công hay thất bại của một dự án thường xác định bởi hướng xử lý thách thức và cơ hội của dự án mà các đối tác thể hiện.
Vì vậy, việc bạn quản trị quan hệ với đối tác sẽ giúp bạn định hướng và đưa ra các bước đi thích hợp, lựa chọn được đối tác phù hợp và quá trình thực hiện để đạt được mục tiêu đó.
Quy trình quản trị quan hệ với đối tác
Các bước quản trị quan hệ với đối tác riêng biệt nhưng thường diễn ra song song với nhau. Vì vậy, do tính chất ngày càng phát triển của quan hệ đối tác nên doanh nghiệp có khả năng phải xem lại quy trình quản trị nhiều lần trong suốt dự án của mình để có sự thay đổi kịp thời và phù hợp.
Bước 1: Thiết lập và xem xét các quan hệ đối tác
Bước đầu tiên trong quy trình quản trị quan hệ với đối tác là thiết lập và xem xét các quan hệ đối tác. Cụ thể như sau:
- Xác định mục đích, mục tiêu và nhu cầu của doanh nghiệp: Đây là điều tiên quyết khi doanh nghiệp bạn có ý định lựa chọn hợp tác trong kinh doanh. Mục tiêu càng cụ thể, việc tìm kiếm đối tác sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Lên tiêu chí lựa chọn và đánh giá đối tác: Các tiêu chí được đặt ra để lựa chọn đối tác phù hợp, cùng phát triển tiến tới mục tiêu chính.
- Tìm kiếm các đối tác tiềm năng: Các đối tác tiềm năng sẽ được đặt ra thông qua danh sách tiêu chí đánh giá đối tác. Từ đó, thông qua việc sàng lọc, đàm phán mà doanh nghiệp bạn sẽ lựa chọn được đối tác phù hợp nhất với hướng đi trong kinh doanh của mình.