Cách Anh Trần Quốc Hùng Chinh Phục Bằng Thạc Sĩ MBA

Anh Trần Quốc Hùng là cựu học viên trường Nam Columbia đã nhận bằng thạc sĩ MBA ở khóa HOM#30. Dưới đây là bài viết chia sẻ dành cho các bạn đang, sẽ học thạc sĩ về kinh nghiệm học MBA.

Vạch ra mục tiêu chinh phục bằng thạc sĩ MBA rõ ràng

Anh Hùng đã có mơ ước tấm bằng MBA chuyên ngành marketing từ ngày mới đi làm trong những năm 90. Nên trên con đường sự nghiệp anh đã tìm kiếm những công việc đúng chuyên ngành và kết hợp tham gia giảng dạy về bộ môn này. Tuy là ước mơ đã lâu nhưng đến năm 2014 anh mới hoàn thành khóa học vì lý do điều kiện thời gian và chi phí không cho phép nhưng đến cuối anh vẫn hoàn thành tốt khóa học của mình nhờ vào việc luôn phấn đấu để mong đạt được tấm bằng thạc sĩ MBA.
Anh Hùng cựu học viên MBA
Anh Hùng cựu học viên MBA
Con đường chinh phục khóa học thạc sĩ cũng lắm gian truân, với những bài tập khó nhờ vào các bước học tập do tự mình rút ra đã giúp anh hoàn thành được chương trình học một cách xuất sắc.

Các bước học MBA hiệu quả

Bước 1: “Đối xử tốt” với đề bài“Đọc kỹ đề bài trước khi làm bài” – Lời thầy cô xưa dạy chúng ta không bao giờ thừa. Đọc kỹ yêu cầu của bài tập giúp bạn nắm rõ những ý chính của giáo sư hướng dẫn mong muốn sinh viên của mình lĩnh hội đầy đủ những yêu cầu cần được chuyển tải trong bài tập. Tip: phần rubric là một hướng dẫn tuyệt vời để các bạn đặt ra mục tiêu cho bài viết của mình. Bước 2: Đọc sách giáo khoa theo cách có chọn lọc. Trong phần hướng dẫn của mỗi bài tập đều chỉ rõ những chương yêu cầu sinh viên phải đọc để có vốn kiến thức lý thuyết cần thiết để làm bài. Đọc có chọn lọc những phần liên quan nhất đến yêu cầu của đề bài (xem thêm phần liệt kê về “Learning outcomes”; key words…). Bước 3: Tìm nguồn viết phụ trợ (References)Tất cả các nguồn bao gồm: thư viện trực tuyến của CSU, sách, báo, trang web, PPT slides, bài viết nghiên cứu chuyên sâu (literature review/ Peer review), video clip… có liên quan đến từng yêu cầu của bài tập đều hữu ích. Tất cả các nguồn liên quan được xác định nên copy và lưu vào một file word và tôi đặt tên là “For citations” trong folder “Guidelines” của bài tập đó. Tuyệt đối không lấy nguồn từ Wikipedia.
Các bước anh Hùng chinh phục khóa học MBA
Các bước anh Hùng chinh phục khóa học MBA
Bước 4: Lập dàn ý và xây dựng cấu trúc cho bài viết:- Từ bước 1, nếu đề bài là một đoạn văn ngắn, các bạn nên “mổ xẻ” thành từng phần khác nhau và viết cô đọng lại thành một tiêu đề của từng phần trong cấu trúc bài viết (Đối với những bài tập đã liệt kê rõ câu hỏi thì mỗi câu hỏi sẽ là một tiêu đề của phần đó).
Những tiêu chí chọn trường học MBA phù hợp
– Sau khi dàn ý đã lập xong với những tiêu đề của từng phần, thay vì bắt đầu viết ngay, các bạn nên liệt kê những nguồn phụ trợ ương ứng (Bước 2 & Bước 3) có liên quan vào đúng phần đó (“paraphrase”; “in text citation” – tham khảo thêm hướng dẫn về chuẩn APA) cho đến phần cuối cùng. – Tiếp theo, các bạn nên đưa ngay những nguồn của từng phần nói trên xuống trang “References”. Chú ý sắp xếp đúng theo thứ tự Alphabet. Theo kinh nghiệm cá nhân thì 4 bước này thứ nhất, giúp tôi nhìn thấu “bộ xương” của toàn bộ bài viết, cảm thấy tự tin hơn khi viết, không lo lạc đề hoặc viết lan man, mạch dẫn không rõ ràng. Thứ hai, nguyên phần “References” được hoàn tất một cách chỉn chu, đúng chuẩn APA (vì lúc này não còn rất fresh). Cá nhân tôi đánh giá khi làm xong 4 bước này đồng nghĩa với 50% bài viết đã hoàn thành. Bước 5: Viết thế nào cho hiệu quả? – Hãy nhớ nguyên tắc “Muốn nhanh thì phải…từ từ!” – Tránh viết dài nhưng đừng bỏ qua những ý mình hiểu về yêu cầu của bài tập. Cứ viết, cứ liệt kê, lủng củng cũng được, Tiếng Anh, Tiếng Việt lẫn lộn cũng được, sai ngữ pháp cũng được, miễn sao đủ ý, tránh quên do nhiều thứ chi phối làm mình sao lãng. Sau đó, “đẽo, gọt, tỉa, dũa, mài, nắn những áng “lẩu văn” này cho đến ngắn gọn, súc tích, đủ ý, đúng văn phạm, đọc lọt lỗ tai thì thôi. Chắc ăn hơn nữa, hãy gửi bài nhờ chuyên viên “Writing Center” của CSU trợ giúp. – Phần nào thấy dễ viết, tập trung viết trước. – Viết phần nào dứt điểm phần đó, sau đó mới viết tiếp phần khác. – Nếu công việc quá bận rộn, cần phải đi công tác hay nghỉ ngơi thì ít nhất cũng phải viết được mớ “lẩu văn” nói trên cho từng phần của bài viết khi có thể tranh thủ thời gian (Sau giờ làm việc, sau bữa tối, lúc nghỉ trưa…). Đến ngày nghỉ cuối tuần sẽ là lúc chế biến “lẩu văn” thành những áng văn như ý. – Đối với bài luận thuộc thể loại “Case Study” cũng theo các bước như trên, nhưng để dễ đạt điểm tối đa, các bạn nên mở đầu bằng tiêu đề “Introductions; Executive Summary; hoặc “About the Case”…) và kết thúc bằng tiêu đề “Conclusions”.

Thời gian ôn luyện bài học MBA tốt nhất

– Trong thời gian khoảng 5 tháng đầu của khóa học, anh đã từng gần như kiệt sức vì ban ngày làm việc và tối về thức khuya để viết bài. Điều trớ trêu là không những viết không hiệu quả (sáng thức dậy, xem lại những gì mình viết…xóa thẳng tay, không thương tiếc rồi…viết lại) mà sức khỏe còn sa sút thấy rõ. – Giải pháp: Từ thứ Hai đến thứ Năm, ăn tối xong, không gặp bạn bè thì anh chọn vui cùng gia đình rồi đi ngủ sớm, ngủ đủ và sâu giấc đến khoảng 3h30 sáng thức dậy. Tin tôi đi, bạn sẽ tỉnh táo hơn bao giờ hết. Viết đến 6h00 sáng thì ngưng và chuẩn bị đi làm. Thứ Sáu nghỉ hoàn toàn và gặp gỡ, ăn tối bên ngoài cùng bạn bè hoặc gia đình. – Nguyên ngày thứ Bảy và Chủ Nhật cuối tuần anh dành trọn để viết bài hoặc ít nhất một ngày thứ Bảy để viết khi cần thời gian dành cho gia đình.
Mức lương thạc sĩ QTKD tại Hoa Kỳ

Nỗi ám ảnh về “Turnitin” và bây giờ là “Safe Assign”

Đây là nỗi sợ không của riêng ai, người Việt hay người Mỹ tôi nghĩ đều sợ cả. Thế nhưng…người Mỹ với tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh mà cũng sợ thì nỗi sợ của sinh viên Việt Nam mình sao phải “xoắn” nhỉ?! . Nói vui vậy thôi, những điều tôi đúc kết được để tránh bị bắt lỗi đạo văn chính là viết theo cách hiểu và bằng chính tư duy của mình, chỉnh sửa cấu trúc câu theo nhiều cách như: dùng từ đồng nghĩa, dị nghĩa, khẳng định, phủ định, cách nói gián tiếp, trực tiếp, câu hỏi đuôi. Tuy nhiên, phải luôn nhớ “Nói có sách, mách có chứng”, nhớ trích dẫn đầy đủ nhé các bạn! Một điều nữa nên tránh đó là việc sử dụng hình ảnh để biểu đạt bảng biểu số liệu và nội dung chữ trong đó vì theo cách này rất dễ bị dính lỗi cố ý đạo văn do phần mềm này không kiểm tra lỗi từ hình ảnh được. Thà để “mộc mạc” và bị trùng nhiều còn hơn bị trừ điểm “đạo văn” oan uổng, đúng không nhỉ. Trên đây là những kinh nghiệm “xương máu” của anh Hùng đúc kết được từ khóa học MBA/ Marketing tại CSU muốn chia sẻ với các bạn. Nó có thể đúng, chưa đúng, hoặc chưa phù hợp vì mỗi người đều có bí quyết và kinh nghiệm cho phương pháp học tập của riêng mình.
Vài lời chia sẻ của cựu học viên MBA
Vài lời chia sẻ của cựu học viên MBA
Hy vọng những chia sẻ trên của cựu học viên CSU sẽ giúp các học viên đang theo học hoặc chuẩn bị học MBA có được những bí quyết học và nhận được kết quả học tốt hơn. Để tìm hiểu về khóa học MBA, các bạn hãy để lại thông tin cho chúng tôi TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết nhé.[/kc_column_text][/kc_column][/kc_row]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.